Việc cần làm sau khi có giấy phép lao động?
Xin giấy phép lao động là thủ tục khá phức tạp và đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ luật để thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ ở các bước khác nhau. Sau khi trải qua quá trình để xin được giấy phép lao động. Vậy sau khi nhận được giấy phép trên tay, người lao động nước ngoài phải làm gì? Tham khảo một số thông tin mà Giấy phép lao động AITC chia sẻ dưới đây để tìm hiểu về việc cần làm sau khi có giấy phép lao động?
Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động
Sau đây là một số điều cần lưu ý khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động:
- Sau khi đã nhận được giấy phép lao động visa, người sử dụng lao động cần phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài trước ngày dự kiến làm việc của lao động.
- Trong vòng 05 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc nơi trực tiếp cấp giấy phép cho người lao động.
Chuyển đổi visa lưu trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú
Sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động visa, người nước ngoài sẽ nhập cảnh vào Việt Nam theo loại visa doanh nghiệp (DN) hoặc visa lao động (LĐ). Trong trường hợp bạn nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa DN được phép lưu trú tối đa 03 tháng thì người lao động phải chuyển đổi visa DN sang visa LĐ để được phép cư trú lâu hơn và tương thích với giấy phép lao động.
Ngoài ra, để kéo dài thời gian lưu trú tại Việt Nam, người lao động có thể xin cấp thẻ tạm trú để sử dụng thay thế visa Việt Nam trong một số trường hợp. Điều này cũng giúp cho bạn đỡ mất thời gian, công sức chuẩn bị hồ sơ để xin gia hạn hay cấp mới visa khi hết hạn.
Lưu ý: Thẻ tạm trú chỉ được cấp phép cho những người có giấy phép lao động từ 01 năm trở lên. Đối với giấy phép lao động có thời hạn dưới 01 năm thì bạn chỉ xin được visa lưu trú tương đương.
Bên cạnh trường hợp chuyển đổi visa, một trường hợp đặc biệt khác mà Pháp luật Việt Nam cho phép miễn thị thực 05 năm đó là người lao động nước ngoài có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với công dân nước Việt Nam. Loại visa được cấp này cho phép lao động nước ngoài lưu trú tối đa với thời hạn 06 tháng trong vòng 05 năm.
Thực hiện nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội và đóng thuế TNCN
Sau khi đã được cấp giấy phép và ký hợp đồng lao động. Người lao động nước ngoài bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội và đóng thuế TNCN. Đây là quy định cũng như nghĩa vụ bắt buộc người lao động nước ngoài phải thực hiện khi vào làm việc tại Việt Nam. Như vậy, sau khi có giấy phép lao động visa, người lao động phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và lấy mã số thuế thu nhập cá nhân theo trình tự đăng ký thủ tục được thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan.
Một số quy định về kê khai thuế đối với lao động nước ngoài:
a) Nếu cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên lấy tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam chia cho 12 tháng. Trường hợp kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thấp hơn ở Việt Nam mà không chứng minh được, thì căn cứ vào thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam để tính cho thời gian ở nước ngoài. Tháng tính thuế quy ước là 30 ngày;
b) Nếu ở Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày thì thu nhập chịu thuế là tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi nhận thu nhập;
c) Thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được tính 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên, những năm sau tính theo năm dương lịch, ngày đến và ngày đi được tính là một ngày.
d) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài áp dụng Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập;
e) Người nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày áp dụng thuế suất 25% trên tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Đối tượng lao động nước ngoài nào thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính Phủ và công văn số 1064/LĐTBXH-BHXH ngày 18/3/2019 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thì các đối tượng người lao động nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây sẽ thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam:
- Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc các loại giấy phép hành nghề khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên đối với người sử dụng lao động tại Việt Nam
- Nam chưa đủ 60 tuổi và nữ chưa đủ 55 tuổi
- Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Nếu người lao động nước ngoài có đủ các điều kiện kể trên thì bạn bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội với mức đóng bằng 8% mức lương hàng tháng. Trong trường hợp người nước ngoài không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên thì lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó.
Sau khi đã thực hiện xong các công việc trên, nghĩa là bạn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và làm việc hợp pháp được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Vì vậy, bạn phải chú ý để hoàn tất hết các thủ tục liên quan để bắt đầu quá trình làm việc tại Việt Nam được diễn ra thuận lợi nhé. Xin cảm ơn!
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Làm visa hết bao nhiêu tiền?
- Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Làm visa mất bao lâu?
- Ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân người nước ngoài
- Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Thủ tục làm hộ chiếu ở Hà Nội cho người ngoại tỉnh
- Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
- Làm visa như thế nào? Cần những giấy tờ gì?
- Làm hộ chiếu mất bao lâu thì lấy được?
- Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Thủ tục xin miễn giấy phép lao động
- Giấy phép lao động, visa tại Nam Định